GẠCH ĐỂ XÂY NHÀ


Về bản chất của sự liên kết chịu lực kết cấu, gạch không nung không khác gạchđất nung bao nhiêu. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tuy nhiên gạch đất nung lại được sử dụng theo truyền thống trong một thời gian dài. Bài viết giúp bạn tham khảo và so sánh giữa hai loại gạch




Gạch đất nung
Là gạch đặc sản xuất từ đất sét (có thể có phụ gia) bằng phương pháp dẻo và được nung ở nhiệt độ thích hợp, dùng để xây móng, tường và các bộ phận khác của công trình có trát hoặc ốp bên ngoài.
Gạch thường sử dụng đất sét khai thác từ tự nhiên, nguồn gốc phần lớn từ đất nông nghiệp được đóng khuôn và nung ở nhiệt độ cao, bằng than hay củi.Chất lượng sản phẩm gạchnung phụ thuộc vào thành phần hoá học, vào thành phần khoáng của nguyên liệu ban đầu đặc điểm trình độ công nghệ sản xuất. 

Xây tường bằng gạch nung 4 lỗ

Gạch không nung hay gạch block hoặc còn gọi là gạch cốt liệu xi măng
Là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch.
 Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
Các loại gạch không nung gồm:
- Gạch xi măng cốt liệu (block bê tông):  dùng từ 8% đến 10% xi măng để liên kết.
- Gạch Papanh, gạch Bi: dùng dưới 8% xi măng hoặc vôi để liên kết.
- Gạch bê tông bọt (gạch nhẹ): dùng trên 20% xi măng để liên kết.
- Gạch bê tông khí chưng áp: sử dụng vôi + xi măng và đóng rắn bằng lò chưng áp.
Xây tường nhà ở


Tường rào xây bằng gạch không nung- block


So sánh hiệu quả giữa hai loại gạch
So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu xây dựng không nung có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung: - Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay.

- Không dùng nhiên liệu như than, củi.. để đốt. tiết kiệm nhiên liệu năng lượng, và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tích kiệm vữa xây, giá thành hạ.
- Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc.
- Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư thấp hơn vật liệu nung…
- Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN. Các đặc điểm công nghệ gạch không nung
- Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn nhiều vô tận.
- Máy móc thiết bị dây chuyền tự sản xuất chế tạo được cả trong và ngoài nước.
- Xây dựng nhà máy ở khắp mọi địa hình từ hải đảo tới đỉnh núi cao.
- Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường.
- Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn
- Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt.
- Giá thành hạ hơn so với gạch nung khoảng 30%



Gạch ba banh: gốc của nó là từ parpaing tiếng Pháp. Từ này vào tiếng Việt thành pác panh, pa panh và ba banh. Cấu tạo bởi xi măng + đá mạt. Kích thước 110x140x280mm. Loại 2 lỗ. Thích hợp xây tường bao , xây nhà xưởng, trang trại...
Viên gạch ba banh

Nhà ở quê xây bằng gạch ba banh vẫn chồng tầng bình thường

MỘT SỐ LOẠI MÓNG CƠ BẢN NÊN BIẾT KHI LÀM NHÀ

MỘT SỐ LOẠI MÓNG CƠ BẢN NÊN BIẾT KHI LÀM NHÀ

Móng hay móng nềnnền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước....) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình.  
 Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.


Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá "mềm" (nền đất yếu). 


Móng đơn  
Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất.


Móng băng
Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.


Móng băng - chú ý phần đất ở giữa không rải thép
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn. 
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.






Móng bè
Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình




Công tác rải thép móng bè- rải toàn bộ (so sánh với móng băng ở trên)

Công tác cốp pha chuẩn bị đổ móng

Móng bè đã đổ xong

Móng cọc
Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tậnsỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phuong pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

Cọc bê tông cốt thép

Cọc bê tông cốt thép được ép xuống nền đất
 
Liên kết cọc và đài cọc

CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO NÊN MỘT NGÔI NHÀ

CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO NÊN MỘT NGÔI NHÀ

Một ngôi nhà có nhiều cấu kiện và bộ phận khác nhau, ví dụ như:
1- cọc BTCT; 2- móng; 3-Tưòng; 4- nền nhà; 5-cửa sổ; 6- cửa đi; 9-sàn gác; 10-cầu thang; 11- mái; 12- vỉa hè; 13- rãnh nước; 14- bậc tam cấp; 15- ban công; 17- ô văng; 18- máng nước;19 ống thoát nước mưa

1. Móng nhà

Là bộ phận kết cấu chịu lực nằm dưới mặt đất. Móng có nhiệm vụ truyền trọng lượng nhà và các tải trọng tác dụng lên nó xuống nền, tức phần đất trực tiếp dưới đáy móng có đủ khả năng làm việc và giữ ổn định cho ngôi nhà. Móng thường được mở rộng chân để chiều tối thiểu cũng nên là 80 cm và chôn sâu xuống khỏi mặt hè rãnh (nhà không có tầng hầm) hay sàn tầng hầm tối thiểu 60 cm. Móng dưới tường thường là móng băng, xây rộng hơn tường tầng một (trệt) ít nhất 110 mm. Gối móng tức phần truyền lực xuống nền có thể bằng đá hộc, bằng bêtông, bêtông cốt thép hay xây bằng gạch. Gạch xây móng phải là gạch đặc loại I được xây với vữa ximăng – cát để bảo đảm sự kiên cố và chống sự phá hoại của nước ngầm, độ ẩm của đất… Móng dưới trụ và cột gọi là móng độc lập cũng có kích thước tối thiêu 60 X 60 cm, chôn sâu dưới mặt đất khoảng 60 đến 80 cm nếu là nhà một đến hai tầng…

2. Trụ hay cột

Là kết cấu chịu lực tựa trực tiếp trên móng, dầm hay tường. Kích thước trụ gạch chịu lực tối thiểu là 220 X 340 mm. Trụ bêtông cốt thép có tiết diện to nhỏ tùy theo khoảng cách hai trụ liền nhau, người ta thường không làm nhỏ hơn 220 X 220 mm cho bước cột 3 – 4m. Với bước cột lớn có thể chọn cạnh cột bằng 1/12 – 1/18 bước cột (nhà trên ba tầng) và bằng 1/20 – 1/25 cho nhà 1-2 tầng. 

3. Tường

Tường thường làm hai nhiệm vụ, vừa chịu lực vừa ngãn che. Tường gạch chịu lực không làm mỏng hơn 220 mm (1 gạch – viên gạch nung có kích thước 105 X 220 X 60 mm).
Tường không chịu lực chu vi nhà cũng không được mỏng hơn 220 mm vì phải chịu được lực gió, phải cách nhiệt và chống được mưa tạt thấm vào mặt trong tường. Các vách ngãn (không chịu lực) diện tích không quá 10 m2 có thể xây bằng tường con kiến (dày 1/2 viên gạch – 105 mm). Tường có thể xây với vữa bata, tam hợp mác 25 – 50 hoặc với vữa ximăng – cát đen (tỷ lệ ximăng – cát 1:5-5- 1:6). Tường được hoàn thiện bằng lớp vữa lót mặt ngoài khoảng 15mm bằng vữa tam hợp hay ximăng cát, bả mattit sơn vôi hay quét vôi. Khi xây tường phải không trùng mạch và tránh chặt gạch vì thế những khối xây dài dưới 1000 mm phải chọn sao cho chẵn gạch (bội số của 120 mm).

4. Bệ nhà và hè rãnh

Bệ tường là phần tường ốp phủ bên ngoài nhà ở độ cao từ mật vỉa hè, thềm nhà đến độ cao sàn nền tầng trệt. Mặt bệ nhà tùy vật liệu cấu tạo có thể làm hơi nhô ra hoặc hơi thụt vào so với mật tường bên trên (khoảng 50 – 70 mm) tạo ra nét ngang dứt khoát chia nhà thành thân và chân bệ một cách rõ ràng. Tường đai bệ nhà phải làm bằng vật liệu kiên cố, chống được tốt lực va chạm, độ ẩm. Để bảo vệ bệ tường nhà không bị nước mưa làm hỏng người ta thường tạo ra hè rãnh và thềm nhà chỗ tiếp giáp với mặt đất. Them nhà thường rộng 60 – 100 cm và rãnh thu nước hè rộng 25 – 30 cm, sâu 15-20 cm và mặt thềm hè được đánh dốc về phía rãnh (hình 1.3.5).
Bệ nhà thường làm cao hơn hè, thềm 45 – 75 cm, còn hè thềm lại cao hơn đất, lối đi vào nhà khoảng 10-15 cm để tránh nước từ sân vườn, đường phố không tràn vào nhà và tầng trệt không bị ẩm.

5. Bồn hoa, bậc tam cấp

Để vào nhà vượt qua độ cao của bệ nhà người ta tổ chức lối vào nhà và thềm tam cấp. Bậc lên xuống liên hệ trong nhà ngoài nhà thường là các bậc rộng 30 cm, cao 15 cm. Bậc đầu tiên cách cửa vào ít nhất 60 cm, chiều dài bậc tối thiểu vượt ra khỏi mép cửa mỗi bên ít nhất 30 cm. Trên thềm tam cấp có mái hắt che mưa, hai bên tam cấp thường có tổ chức bồn hoa. Mái hiên tốt nhất che phủ được hết tam cấp, tối thiểu cũng nên đưa ra khỏi cửa 120cm. Khu vực này cần được trang trí đẹp, đủ sức hấp dẫn và tạo ra sự độc đáo cần thiết.

6. Giằng tường

Là một vành đai kết cấu thường làm bằng bêtông cốt thép nằm lẩn trong bề dày tường ở độ cao giáp trần, ngang mức sàn hay ngang mức dạ cửa đi, cửa sổ. Giằng rộng bằng tường và cao 7-14 cm (1-2 hàng gạch trong có 2 – 4 thanh thép 8 hoặc 10 với đai thép bằng 6 cách đều 20 cm). Giằng có tác dụng chống lại tường bị xé khi nhà lún không đều và tạo điều kiện để các tường ngang dọc cùng phối hợp làm việc, phân bố đều đặn tải trọng của sàn cho các tường chịu lực hay cột chịu lực. Giằng còn làm tăng độ vững cứng và ổn định cho nhà để có thể giúp tường chu vi chịu được áp lực gió lớn, lực phát sinh do động đất, v.v 

8. Ban công

Ban công hay bao lơn là các mặt sàn chịu lực được làm nhô ra khỏi mật nhà neo vào tường hoặc sàn, tạo điều kiện để người sử dụng có thể tiếp cận dễ dàng với không gian thoáng rộng bèn ngoài, tiếp cận không gian cày xanh, tạo tầm nhìn rộng. Ban công không nên đưa ra quá 1,2 m, mặt làm thấp hơn trong nhà 5 – 10 cm để nước mưa không tràn vào phòng và cần cấu tạo lan can bảo vệ cao tối thiểu 90 cm, tạo sự an toàn cho sử dụng.

9. Sàn và cầu thang

Sàn là một bộ phận kết cấu chính của nhà tạo ra các diện tích và không gian sử dụng, đồng thời gánh hai nhiệm vụ chịu lực và bao che. Ngoài trọng lượng bản thân nó phải tự gánh chịu, sàn còn phải đủ vững cứng chịu được các hoạt tải do con người và thiết bị tạo ra trong quá trình khai thác sử dụng. Sàn còn giữ nhiệm vụ quan trọng để tạo ra độ cứng toàn nhà thông qua sự liên kết của nó với các tường và hệ cột. Sàn trực tiếp truyền lực vào tường cột. Sàn có thể cấu tạo bằng gỗ, bêtông cốt thép, gạch và thép hình, thép… Sàn bêtông cốt thép có thể là một tấm phang dày 15 – 25 cm (sàn không dầm) hoặc các tấm mỏng (6-10 cm) tựa trên hệ dầm chính dầm phụ. Dầm chính cần có độ cao khoảng 1/10 khẩu độ của nó (chiều dài dầm – khoảng cách hai cột) dầm phụ tựa vào dầm chính, đặt cách nhau không quá 3 – 4 m và lấy cao bằng 1/12 – 1/15 chiều dài của nó. Sàn cũng có thể cấu tạo từ các tấm rỗng bêtông cốt thép gọi là panen sàn với chiều dày bình quân sàn 25 cm. Lóp hoàn thiện mặt sàn làm nhiệm vụ của kết cấu bao che dày khoảng 5-10 cm bao gồm các vật liệu cách âm, chống thấm, tạo mỹ quan.
Cầu thang là những mặt sàn nghiêng trên có cấu tạo bậc dùng để liên hệ giao thông giữa các tầng. Bậc thang thông dụng cao 14-17 cm và rộng 26 – 32 cm, theo nguyên tắc cấu tạo 2b + a = 60 – 62 cm (a là bề rộng và b là bề cao của một bậc thang) để bước chân không bị nhỡ, đi lại thoải mái, an toàn. Còn bề rộng thân thang tùy thuộc từng công trình có thể lấy rộng 80 – 110 cm cho nhà ở gia đình và 110 – 125 cm cho các chung cư. Nhà công cộng thân thang thường rộng 130 – 240 cm. Các chiếu nghỉ phải có độ rộng tối thiểu bằng thân thang. Một thẩn thang không nên quá 18 bậc liên tục. Các thân thang phải có lan can tay vịn để đi lại. Thang có nhiều hình thức, một vế lên thẳng, hai vế song song, hai vế vuông góc, ba vế song song, thang cong, thang xoáy ốc, v.v… Các thang chính độ dốc không quá 1:1,75 trong khi thang phụ độ dốc có thể 1:1,5 – 1:1 (tương ứng 40° – 45°) còn thang lên gác lửng có thể dốc đến 60° – 75°.

10. Vách ngăn

Vách làm nhiệm vụ ngăn chia không gian, có thể là tường tự mang (chỉ chịu trọng lượng bản thân, không gánh chịu tải trọng hoặc làm nhiệm vụ truyền lực) hay tường treo, kiểu vách nhẹ ngồi trên sàn hay dầm hoặc treo vào tường chịu lực. Vách nhẹ chỉ dày 6-12 cm có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau (gỗ, toocxi – vôi rơm, gạch rỗng, tấm nhiều lớp, kính nhôm, v.v…) nhưng phải bảo đảm các yêu cầu ngăn che kín đáo, cách âm, chống ồn, cách nhiệt, chống ẩm, v.v… Muốn tạo những mảng vách có diện tích lớn cần chú ý bảo đảm độ cứng và độ ổn định bằng cách bố trí hệ thống các đố với khoảng cách đố không quá 150 cm, với liên kết tốt giữa đầu và chân đố với sàn.

11. Mái và máng nước (sênô)

Mái là bộ phận kiến trúc – kết cấu ở trên cùng của ngôi nhà làm nhiệm vụ bao che chống nắng mưa và khí quyển bất lợi. Mái đồng thời làm hai nhiệm vụ như tường ngoài chịu lực. Các sàn mái, vì kèo, xà gồ là bộ phận chịu lực có yêu cầu như sàn. Nhiệm vụ bao che thường do lớp lợp đảm nhiệm. Mái có hai dạng chú yếu: mái bằng khi độ dốc mái không quá 10%, mái dốc: có độ dốc thay đổi tùy theo vật liệu lợp. Mái gianh: dốc 40 – 45°; Mái phibrô: dốc 18 – 23°; Mái ngói: dốc 30 – 35°; Mái tôn: dốc 15-18°.
Mái ngoài yêu cầu chịu lực như bền vững ổn định, vững cứng còn phải chống thấm, thoát nước tốt, cách nhiệt… Nước mưa trên mái được thu vào các ống máng, các sênô đê từ đó được dẫn xuống các cống thu nước bằng các đường ống thu nước (có đường kính thường bằng 100 mm).
Máng nước hoặc sênô có thể bố trí nhô ra ngoài nhà hoặc trong phạm vi giới hạn của tường chu vi (hay tường chắn mái) tùy theo giải pháp tổ chức thoát nước trong nhà hay ngoài nhà. Tường chắn mái nhằm tạo sự an toàn cho công nhân hoặc người sử dụng khi cần lên mái sửa chữa hay bảo dưỡng. Tường chắn mái làm cao tối thiểu 60 cm kiểu lan can rỗng hay tường đặc.

Nội thất Phòng bếp


Tủ bếp gỗ sồi ghép thanh

Bạn thích cảm giác truyền thống trong không gian bếp hiện đại? Nội thất phòng bếp đẹp với tủ bếp gỗ veneer sồi mà AK giới thiệu sau đây chính điều bạn đang tìm kiếm.
Căn bếp không lớn nhưng khá đầy đủ những vật dụng cần thiết, độc đáo với mảnh ghép gỗ veneer sồi. Tủ bếp đặt chìm trong hốc tường

Thiết kế nội thất chung cư


Thiết kế nội thất chung cư ở nước ngoài không còn gì xa lạ nhưng lại là một ngành mới trong nghề thiết kế nội thất ở Việt Nam. Phong cách sống chung cư cũng là phong cách sống mới, hiện đại và được du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên, khi vào tới Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi lối sống, văn hóa của người Việt, phong cách sống này cũng có nhiều thay đổi và khác biệt. Điều đó thể hiện đặc biệt qua phong cách thiết kế nội thất cho các căn hộ. Vậy thiết kế nội thất chung cư có gì khác biệt và cần lưu ý? Một căn hộ chung cư có diện tích trên dưới 100 m2, trên một mặt bằng không gian, nên để sắp xếp làm sao có một không gian chung, rộng với những không gian riêng, cá tính là cả một sự khéo léo và tài tình của người thiết kế. Phòng khách là nơi quan trọng nhất trong một căn hộ chung cư. Nơi đó là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình cũng là nơi tiếp đón khách nên ở đó phải thể hiện làm sao thật đầm ấm, nhưng lại thoáng và mở.

Thiết kế nội thất biệt thự


Thiết kế nội thất biệt thự thuộc vào diện tích, không gian từng căn biệt thự và chịu ảnh hưởng của phong cách thiết kế kiến trúc ngoại thất: cổ điển, tân cổ điển, nhà vườn, hiện đại… Với những ô cửa lớn, vách kính tộng hay hàng hiên thoáng đãng…. các kiến trúc sư luôn chú ý tạo ra sự hài hòa giữa không gian nội thất và ngoại thất. Những không gian sinh hoạt chung như phòng khách, phòng bếp, khu vực nghỉ ngơi thư giãn thường được bố trí ở tầng một, các tầng trên là không gian phòng ngủ, phòng làm việc và nơi thờ tự.

Thiết kế nội thất nhà phố


Thiết kế nội thất nhà phố hay nhà ống không phải là điều dễ dàng với các kiến trúc sư. Vì đây là một dạng kiến trúc nhà hẹp về chiều ngang, dài, cao và thiếu không gian, ánh sáng. Đó là chưa kể đến những căn nhà nằm trong những con phố nhỏ, bị thót hậu, hay lệch, méo…
Khi thiết kế nội thất nhà phố, kiến trúc sư và gia chủ cần có sự hợp tác để tìm được giải pháp tối ưu từ việc bố trí đồ đạc giao thông nội bộ, đến màu sắc, ánh sáng sao cho phù hợp, hài hòa, tránh cảm giác chật chội, tối, bí hay phạm kỵ phong thủy.

Thiết kế nội thất phòng cưới


Thiết kế nội thất phòng cưới không đơn thuần là sắp đặt đồ nội thất như giường, tủ đơn thuần vào phòng mà phải có sự tính toán sâu sắc khi xây dựng cho phòng cưới một bố cục hài hòa, lãng mạng và hữu ích.
Khi cái nóng mùa hè nhường chỗ cho cái dịu mát, xanh cao của trời thu là lúc bắt đầu một mùa cưới mới. Các cặp uyên ương rộn ràng hạnh phúc cùng nhau chọn cho mình một xu hướng cưới mới trong mùa cưới 2013 này như váy cưới, chụp ảnh cưới, thuê xe cưới… Họ cũng bận rộn với những danh sách khách mời, bạn bè, nhà hàng… Nhưng một điều quan trọng và không thể thiếu được đó là phòng cưới – phòng tân hôn.
Phòng cưới hay còn gòn gọi là phòng tân hôn, là nơi khởi nguồn đầu tiên của cuộc sống hạnh phúc vợ chồng, của những tháng ngày bên nhau dài lâu. Cũng là nơi sinh hoạt gia đình đầu tiên của cặp vợ chồng trẻ. Dù phòng cưới theo nhiều người nó chỉ là một phòng ngủ đặc biệt nhưng chính sự đặc biệt đó là cái khác biệt mà không phải không gian nào cũng có được.

Example Featured Post 7


Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Vivamus suscipit, augue quis mattis gravida, est dolor elementum felis, sed vehicula metus quam a mi. Praesent dolor felis, consectetur nec convallis vitae, dignissim in est. In fringilla eleifend massa, non facilisis diam mollis ut. In scelerisque semper condimentum. In vestibulum, urna ut consequat consectetur, enim dolor tincidunt lorem, vel venenatis lorem urna eu erat. Quisque quis tellus lorem, blandit sodales eros. Etiam erat nulla, condimentum vitae fringilla sit amet, scelerisque volutpat enim. Morbi lacinia pharetra nisl cursus egestas. Donec ut quam neque.

Integer id lacus sodales neque dapibus pharetra. Suspendisse eu dictum lorem. Nunc id lorem libero. Nullam nec condimentum ante. Curabitur id luctus elit. Integer laoreet consectetur tincidunt. In hac habitasse platea dictumst. Pellentesque a metus justo, ut cursus nunc. Aenean at lectus eu erat tincidunt varius sit amet sit amet eros. Donec tristique lacinia lacinia.

Pellentesque euismod, purus id semper accumsan, nulla erat pulvinar nulla, eu viverra eros libero non enim. Donec venenatis semper sapien. Suspendisse et metus massa, vitae malesuada ante. Curabitur auctor convallis purus in faucibus. Duis sit amet nisl eros. Integer justo leo, feugiat at ullamcorper tristique, sodales et nulla. Sed venenatis cursus sollicitudin. Morbi pretium justo sed erat egestas id congue tortor rhoncus. Sed at condimentum elit. Nullam a quam tortor, quis molestie sapien. Mauris at sem justo. Mauris ultricies, sem sit amet condimentum venenatis, lacus velit facilisis neque, quis tincidunt nibh libero vel ligula.

Phasellus luctus bibendum elit, vitae faucibus eros suscipit sed. Phasellus vitae justo enim. Fusce sed dui at massa congue vulputate in eu lectus. Ut in lacinia sem. Nunc congue sem in risus consectetur dictum bibendum diam accumsan. Nullam euismod egestas felis, sit amet ornare metus tincidunt ut. Sed blandit fermentum arcu, ac molestie diam cursus in. Proin sit amet nisi sed erat blandit volutpat eu vitae elit.

Maecenas id ullamcorper mi. In tincidunt nisl at eros porttitor vel ultrices massa egestas. Nulla facilisi. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae; Pellentesque at ipsum arcu, sit amet varius risus. Sed leo enim, dapibus ut rhoncus non, aliquam id neque. Aliquam quis leo magna, quis ullamcorper elit. Suspendisse id eros mauris, quis vehicula sapien. Nam rhoncus, urna non sagittis malesuada, risus purus aliquam mi, a malesuada diam lorem eget enim. Maecenas semper fermentum sem nec aliquet. Proin at tempus quam. Nullam egestas ornare varius. Sed scelerisque magna et nulla tempor pulvinar. Phasellus a orci nec magna blandit fermentum ut ac mauris.

Thiết kế nội thất phòng tắm


 Thiết kế nội thất phòng tắm - Phòng tắm tuy không phải là vị trí chủ đạo của ngôi nhà nhưng nó lại giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần bạn. Vì vậy, việc thiết kế phòng tắm cần được xem xét kỹ lưỡng và dựa trên 8 quan điểm sau:
Trần nhà
Phần đỉnh của phòng tắm rửa, vệ sinh cần phải chú ý ngăn ngừa ẩm ướt và đảm bảo độ kín đáo. Nếu trần nhà bị ảnh hưởng từ hơi nước quá nhiều sẽ dễ bị bong tróc. Do đó, bạn nên lựa chọn vật liệu trần có tính năng chống thấm, chống ẩm, chịu nhiệt tốt.
Nếu dùng thạch cao để trang trí trần, bạn phải kết hợp sơn 1 lớp sơn chống thấm bên ngoài để tránh nước và tăng tính thẩm mỹ.
Trần nhà làm bằng các loại ván nhôm nhiều màu cũng có tác dụng chịu nước rất tốt. Nếu kết hợp dán một lớp vật liệu cách nhiệt bên ngoài sẽ tăng hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn nhựa PVC có tính năng phòng ngừa nước treo trần để che kín các đường ống dẫn.
Copyright © 2013 Fdesign